CÁC LOẠI VÁN CÔNG NGHIỆP

Giới hạn phạm vi bài viết: ở bài viết này, chúng ta sẽ chỉ trao đổi về chủng loại các loại ván gỗ nhân tạo (VGNT) hoặc có tên gọi khác là Ván gỗ công nghiệp (VGCN) phổ biến tại thị trường Việt Nam hiện nay. Để tránh dài dòng, lan man: Chúng ta sẽ có một bài viết riêng để trao đổi về các vật liệu phủ mặt của VGCN sau.

GIỚI THIỆU CHUNG

VGCN được con người tạo ra dựa trên các loại gỗ tự nhiên ngắn ngày nhằm đáp ứng ngày càng cao của ngành nội thất nói riêng và kiến trúc nói chung trên toàn thế giới.

Bằng những phương pháp khác nhau cho từng loại gỗ muốn sản xuất như: lạng, bóc, băm, nghiền lấy sợi,…ngành công nghiệp sản xuất ván nhân tạo đã tạo ra các sản phẩm tối ưu về một số tính chất cơ – vật lý gần như có thể thay thế hoàn toàn gỗ tự nhiên cho không gian nội thất.

Kích thước VGCN thông dụng: 1220×2240 mm ; Độ dày: 3, 5, 9, 12, 18, 25 mm.

Ưu điểm:

  • Sản lượng sản xuất lớn.
  • Quá trình bảo quản, di chuyển, gia công, lắp đặt đơn giản.
  • Có thể phối các loại VGCN khác nhau phù hợp với công năng không gian sử dụng.
  • Vật liệu trang sức bề mặt đa dạng.
  • Tái sử dụng các phế phẩm gỗ tự nhiên làm giảm rác thải – thân thiện môi trường.

Nhược điểm:

  • Khổ ván và độ dày nhất định: khó thi công các bề mặt lớn hơn khổ ván.
  • Bề mặt khi bị trầy xước không thể xử lý phục hồi 100% như gỗ tự nhiên
  • Khối lượng ở mức trung bình, đa phần liên kết bằng đinh, vít. Một khi đã tháo dỡ, khó mà sử dụng lại kết cấu cũ.
  • Một nhược điểm lớn của VGCN mà ở thị trường Việt Nam hiện nay ít được chú trọng đó là lượng dư Formaldehyde tự do có trong sản phẩm VGCN – một loại chất khí giải phóng theo thời gian sử dụng có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.

PHÂN LOẠI

  1. MFC
  • Ván MFC (Melamine Face Chipboard) là loại Ván công nghiệp có cốt là ván dăm và bề mặt được phủ melamine – một loại giấy trang trí được sử dụng phổ biến cho các loại ván ép (kén vật liệu phủ).
  • Có 02 loại ván MFC: ván MFC thường và ván MFC kháng ẩm.
  • Khổ ván thông dụng : độ dày 18mm, 25mm.
  • Ứng dụng: chủ yếu được ứng dụng làm thùng tủ, nội thất văn phòng, khả năng chịu lực đứng tốt hơn MDF, ít bị cong vênh hơn MDF.
Hình 1: Ván MFC thường
Hình 2: Ván MFC chống ẩm ( lõi xanh )

  1. MDF
  • Thuật ngữ MDF là viết tắt của chữ Medium Density Fiberboard, có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Tuy không được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới nhưng đối với thị trường Việt Nam, MDF là loại ván phổ biến được sử dụng rộng rãi nhất. Vật liệu phủ mặt rộng, độ hoàn thiện cao.
  • Có 02 loại ván MDF thông dụng: ván MDF thường và ván MDF kháng ẩm.
  • Độ dày ván thông dụng: 5, 9, 12, 18mm.
  • Ứng dụng: thường được ứng dụng làm sản phẩm nội thất gia đình vì dễ thi công, độ hoàn thiện bề mặt cao.
  • Nhược điểm: lượng dư Formaldehyde tự do cao hơn ván MFC .
Hình 3: Ván MDF thường và Ván MDF chống ẩm ( lõi xanh )
  1. HDF
  • Ván HDF là viết tắt của từ Height Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ cao. HDF là loại một vật liệu sản xuất từ gỗ qua quá trình xử lý bằng cách tách các liên kết sợi gỗ bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp rồi sau đó ép lại thành từng tấm. Ván HDF thường nặng hơn ván MDF và có tính chất chống thấm nước cao hơn ván MDF. Có bề ngoài gần giống với ván MDF.
  • Độ dày ván thông dụng: 5, 9, 12, 18mm.
  • Ưu điểm: cách âm, cách nhiệt tốt, độ cứng cao, khả năng chịu lực đứng tốt hơn MDF.
  • Ứng dụng: thường được ứng dụng làm sản phẩm nội thất gia đình, đặc biệt được ứng dụng phổ biến làm sàn gỗ .
Hình 4: Ván MDF và HDF
Hình 5: Sàn gỗ HDF phủ Laminate
  1. CDF
  • Tấm CDF (Compact Density Fiber Board), hay tấm Black HDF, thành phần cấu tạo gồm bột gỗ và bột đá .Đây được coi là giải pháp tuyệt vời cho các sản phẩm đòi hỏi tính chịu ẩm, chịu nước cao.
  • Ứng dụng: thùng tủ bếp, lavabo, vách vệ sinh, mặt bàn cafe, các vách trang trí cắt định hình phức tạp,…
  •  Kích thước thông dụng:

Khổ 1830*2440*12mm: dùng làm vách vệ sinh.

 Khổ 1220*2440*18mm: dùng làm nội thất như tủ bếp.

Hình 6: Ván CDF đã phủ mặt
Hình 7: Vách CNC làm bằng ván CDF
  1. PLYWOOD
  • Plywood trong tiếng Anh nghĩa là gỗ dán, gỗ Plywood là một loại gỗ công nghiệp được dán ép từ nhiều lát gỗ mỏng lại với nhau theo phương vuông góc (hoặc chéo nhất định). Các lát gỗ mỏng đó được gọi là Veneer.
  • Ứng dụng: thường được ứng dụng vào sản phẩm ở môi trường có độ ẩm cao, sử dụng làm lưng tựa ghế vì có khả năng uốn cong.
Hình 8: Ván Plywood
Hình 9: Lưng tựa ghế sử dụng ván Plywood
  1. WVB NHỰA
  • Nhựa WVB hay còn gọi là tấm Picomat hoặc nhựa PVC Foam ( Ván Nhựa Picomat) . Đây là một loại vật liệu được tạo thành từ bột nhựa PVC.
  • Ứng dụng phổ biến nhất: dùng làm vách CNC, tủ lavabo.
  • Ưu điểm: cứng hơn thạch cao, chống nước, chống mối mọt tuyệt đối,
  • Nhược điểm: dùng lâu trong môi trường có độ ẩm cao dễ bị ố vàng, giòn, chịu lực kém hơn MDF và MFC.
Hình 10: WVB nhựa ( tấm PICOMAT )
Hình 11: Tấm PICOMAT đã phủ mặt
  1. VÁN GHÉP THANH
  • Ván ghép thanh (VGT) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ chất kết dính và được ép dưới nhiệt độ và áp suất quy định để tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn.
  • Ứng dụng: mặt bàn, ghế, ốp tường, ốp trần.
  • Ưu điểm: khả năng chịu uốn, chịu nén cao hơn gỗ tự nhiên, có thể sản xuất các tấm lớn theo nhu cầu sử dụng.
Hình 12: Bề mặt ván ghép thanh
Hình 13: Ứng dụng ván ghép thanh làm mặt bàn
  1. VÁN OSB
  • Ván dăm định hướng OSB (Oriented Strand Board) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp có thành phần cấu tạo là vỏ bào và các chất kết dính. Là một trong những dòng sản phẩm VGCN thông dụng nhất trên thế giới, tuy nhiên mặt hàng này chưa được biết đến rộng rãi tại thị trường Việt Nam.
  • Ưu điểm: độ liên kết tốt, cứng chắc, bền trong môi trường ẩm.
  • Nhược điểm: bề mặt không đẹp.
  • Ứng dụng: ứng dụng rộng rãi cho cả nội và ngoại thất.
Hình 14: Ván OSB
Hình 15: Ứng dụng ốp tường bằng ván OSB
Hình 16: Ứng dụng của ván OSB vào tủ bếp
Hình 17: Một căn nhà đang được xây dựng từ vật liệu chính là ván OSB

TỔNG KẾT

Chất Mộc dường như không bao giờ bị lỗi thời trong không gian nội thất. Với chủng loại đa dạng, vật liệu phủ mặt phong phú và độ hoàn thiện bề mặt cao, VGCN là xu thế của thời đại. Nó hoàn toàn phù hợp thay thế gỗ tự trên trong khôn gian nội thất căn hộ chung cư và cao ốc văn phòng khi mà việc khai thác gỗ tự nhiên ngày càng bị hạn chế.

Nguồn: tổng hợp.
Mong rằng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn khái quát về Ván gỗ công nghiệp

Xin chân thành cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của ZiDECOR !