Vật liệu kính cho cảm giác rộng mở không gian và tầm nhìn, phô bày được các thành phần kiến trúc – nội thất theo cả chiều rộng và chiều sâu; làm tăng thẩm mỹ không gian kiến trúc, tăng hiệu quả thị giác và hiệu quả chiếu sáng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về loại vật liệu này nhé !
- PHÂN LOẠI
Kích thước thông dụng của kính là các độ dày: 3, 5, 8, 10, 12mm. Gương soi thường dùng với độ dày từ 3mm đến 5mm.
- Kính thủy: Kính tráng thủy hay còn được gọi là gương, ngoài chức năng soi gương ra, kính thủy thường được trang trí gắn lên tường để tăng thêm sự sang trọng của không gian trong nhà. Kết hợp với những thiết kế đèn led chiếu sáng vào gương để ánh sáng được phủ rộng khắp gian phòng quả thật tuyệt vời phải không nào !


- Kính cường lực: Vật liệu kính cường lực có tính an toàn cao bởi khó vỡ và ít vỡ đột ngột như những tấm kính thông thường nên có thể được ứng dụng làm nhiều sản phẩm nội thất trong gia đình như làm cửa, tường kính, vách ngăn,…Có khả năng chịu lược cao, tuy nhiên, khi vỡ, chúng rất nguy hiểm cho người dùng bởi chúng tạo ra những hạt nhỏ, rất nhọn và sắc.

- Kính phản quang: Kính phản quang là một dạng đặc biệt của kính cường lực có khả năng phản xạ ánh sáng cao gấp nhiều lần so với kính cường lực thông thường và có khả năng ngăn các tia tử ngoại xâm nhập. Loại kính này cách nhiệt tốt nhưng vẫn cho phép ánh sáng xuyên qua nên không gian luôn được sáng và thoáng. Kính phản quang có đặc tính là bức xạ nhiệt tốt. Do vậy, chúng được sử dụng nhiều nhất để làm cửa kính, mái kính hay vách ngoài của những tòa nhà cao tầng.


- Kính bảo ôn: Kính bảo ôn là loại kính có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Loại kính này có kết cấu khá đặc biệt với 2 lớp kính có độ dày khác nhau, gắn song song và cách nhau 1 khoảng chân không (hay khí trơ). Chúng được giữ bằng khung và gắn bằng keo silicon nên rất chắc chắn. Do tính cách âm và cách nhiệt tốt nên kính bảo ôn thường được sử dụng làm cửa kính hay vách ngăn giữa các phòng, các khu vực cần cách âm tốt trong căn hộ.


- KÍNH BẾP VÀ CÁC LƯU Ý ĐỐI VỚI VẬT LIỆU KÍNH
- Kính
bếp:
- Kính bếp là một phần không thể thiếu của gian bếp hiện đại. Ngoài tạo vẻ đẹp cho gian bếp, kính bếp còn có chức năng che chắn nước, thức ăn trong quá trình chế biến. Do có bề mặt bóng, khó trầy xước nên kính rất dễ vệ sinh hơn bất kì loại vật liệu nào khác.
- Kính bếp thường là kính cường lực sơn có độ dày 8mm


- Những
lưu ý khi sử dụng giúp đảm bảo an toàn và giữ cho kính luôn sáng bóng
- Đối với kính thủy: hạn chế sử dụng các dung dịch lau kính có độ axit cao, khi dùng nên xịt lên khăn rồi lau, không nên xịt trực tiếp lên kính. Vì các dung dịch vệ sinh thường có tính axit cao, sẽ ăn mòn lớp tráng bạc của gương dẫn đến hiện tượng ăn mòn lớp tráng bạc ở các cạnh làm mất thẩm mỹ.
- Kính thủy không thể cường lực, khi vỡ sẽ rơi ra thành những mảng to rất sắc. Vì vậy quá trình vận chuyển và sử dụng cần lưu ý hạn chế va chạm.
- Kính cường lực rất dễ vỡ nếu bị va chạm ở phần cạnh kính.
- Kính sử dụng làm mặt bàn ăn, bàn trà nên dùng kính 10mm không cường lực.
- Các vách kính nên làm kính cường lực có độ dày tối thiểu 10mm.